Xổ Số Tây Ninh

Thầy giáo Lương Bá Tước (27 tuổi), sinh ra và phim chiếu rạp

【phim chiếu rạp】Khó khăn không quật ngã được thầy giáo trẻ

Thầy giáo Lương Bá Tước (27 tuổi),ókhănkhôngquậtngãđượcthầygiáotrẻphim chiếu rạp sinh ra và lớn lên tại huyện Đức Huệ, tỉnh Long An, hiện đang giảng dạy môn địa lý tại Trường TH-THCS-THPT Hoàng Gia (Q.7, TP.HCM).

“Nơi nào có ý chí, nơi đó con đường để đi, quan trọng là mình có muốn đi con đường đó hay không, mình đi nhiều hướng nhưng chỉ có một đích đến, đó là việc trở thành giáo viên. Mình phải có đủ bản lĩnh để đi được trên con đường đã chọn”, anh Bá Tước chia sẻ đầy quyết tâm.

Thầy giáo Lương Bá Tước có niềm đam mê cháy bỏng với nghề giáo

PHÚC KHA

Hành trình đầy gian nan

Con đường để theo được sự học và đến với nghề giáo viên của anh Bá Tước không trải hoa hồng mà đầy những chông gai. Năm học THCS, anh là học sinh ngoan, học lực giỏi, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh môn địa lý, nhưng biến cố ập đến. Ba mẹ gặp trục trặc trong hôn nhân, chỉ còn mẹ lo cho con. Anh Bá Tước phải tự lập để lo cho bản thân. Lúc ấy anh vừa đi học, vừa phải đi làm.

“Ở quê mình, có nhiều cánh đồng trồng ớt. Đến vụ thu hoạch, mình đi hái ớt thuê cho người ta để có tiền đi học”, anh Bá Tước kể.

Ngày đăng ký nguyện vọng thi đại học, Bá Tước cảm thấy chạnh lòng so với bạn bè. Bạn bè trong lớp đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường khác nhau, ở các tỉnh thành khác nhau nhưng anh thì không được như thế. Anh tâm sự: “Do ba mẹ không còn chăm lo cho mình, mình phải tự lo mọi thứ. Khi đăng ký nguyện vọng vào đại học, mình chỉ có một lựa chọn duy nhất là vào ngành sư phạm để không phải đóng học phí”.

Để được đứng trên bục giảng, Bá Tước đã trải qua hành trình học tập, đi xin việc rất gian nan

PHÚC KHA

Lên đại học, một mình côi cút ở TP.HCM rộng lớn, Bá Tước vừa học, vừa làm đủ nghề. Nhưng khó khăn không quật ngã được ý chí của chàng trai trẻ, trong quá trình học đại học, Bá Tước làm rất nhiều công việc như phục vụ nhà hàng, phát tờ rơi, hè đi làm thời vụ ở những công ty, xí nghiệp.

Vì cuộc sống khó khăn, phải tự lo cho bản thân và chuyện học hành, để tiết kiệm chi phí, nên thời điểm đó Bá Tước đã xin ở trọ trong chùa.

Chông gai theo đuổi nghề giáo

Tốt nghiệp đại học vào năm 2017, anh Tước cho biết mình không có quen biết ai cũng không có mối quan hệ nào hết, nên hành trình đi xin việc làm rất gian nan. Anh Bá Tước nhớ lại: “Giai đoạn xin việc cực kỳ khó khăn, mình đi xin việc chỗ nào cũng đòi kinh nghiệm hết, trong khi họ chẳng cho mình cơ hội để thử việc”.

Đi xin việc ở nhiều nơi không được, Bá Tước xin vào làm việc ở một công ty tổ chức các trò chơi truyền hình. “Làm việc trong lĩnh vực trò chơi truyền hình, mình được tiếp xúc với nhiều nghệ sĩ, mình thấy được nghệ sĩ rất tự tin trên sân khấu. Mình học hỏi được rất là nhiều", anh nhớ lại.

Anh Bá Tước luôn vui vẻ, nhiệt tình trong giảng dạy cho học sinh.

NVCC

Sau một năm anh làm ở công ty đó, chàng trai đăng ký và thi đậu vào một trường công lập. Tuy nhiên, anh làm được 2 tháng thì xin nghỉ vì mức lương thấp, không đủ trang trải cuộc sống.

“Mình chẳng có chỗ dựa, chẳng có cái gì trong tay. Nếu làm ở đó thì mình không thể lo được cho cuộc sống của mình. Mình quyết định chuyển qua một trường tư thục làm”, thầy giáo trẻ kể.

Nhưng việc giảng dạy của anh tại trường mới không mấy thuận lợi. Dường như cuộc sống luôn đặt ra những khó khăn để thử thách ý chí của thầy giáo trẻ.

Bá Tước bộc bạch: “Mới về trường, mình bị chèn ép, bị giao cho những công việc mà không phải giáo viên làm. Mình làm những công việc giống như bảo vệ, rồi người ta khinh rẻ mình...”.

Bá Tước luôn vui vẻ, nhiệt tình giảng dạy cho học sinh

NVCC

Nhưng anh Tước cho biết bản thân không dám buồn, không dám nản mà cố gắng từng ngày. Tuy nhiên, vẫn gặp rất nhiều áp lực và khó khăn nhất định, sau khi ở trường gần 2 năm, anh Tước quyết định xin nghỉ việc và xin làm việc cho một công ty ở thủ đô Manila, Philippines. Nhưng việc đi làm ở nước ngoài của anh cũng không mấy thuận lợi. Anh tâm sự: “Qua đó, mình làm đúng một tháng, nhận thấy công việc, môi trường không phù hợp. Mỗi ngày đến công ty làm rất là nặng nề. Mình nhớ công việc giảng dạy, thế là, mình xin nghỉ việc, trở về nước mình xin vào một trường tư thục để tiếp tục con đường đem tri thức cho học sinh”.

Ở trường mới, anh Bá Tước dạy 7 khối học, tương đương với 22 lớp, do đó khối lượng công việc rất là nhiều. Anh trải lòng: “Mình phải cố gắng làm, công việc này mình không làm thì chẳng có ai thay thế mình hết, phải có lòng yêu nghề và nhiệt huyết mới bám trụ được”.

Trải qua những thăng trầm, thầy giáo trẻ Bá Tước vẫn luôn khát khao giảng dạy kiến thức cho các thế hệ học sinh. Anh xúc động chia sẻ: “Không biết là gắn bó nhiều hơn được nữa không, mọi thứ đều là cái duyên. Mình đã từng tìm con đường khác nhưng rồi cũng quay về với nghề. Nghề giáo giúp mình ngày càng hoàn thiện hơn, mình dần loại bỏ được những tập tính không tốt, việc ăn nói phải chỉnh tề hơn và phải trau chuốt lời ăn tiếng nói mỗi ngày, phải giữ hình ảnh của mình khi ở trường cũng như khi ở ngoài xã hội”.

Nhận xét về thầy Lương Bá Tước, cô Tố Linh, Trợ lý chuyên môn của ban giám hiệu Trường TH-THCS-THPT Hoàng Gia (Q.7, TP.HCM) cho biết: “Bá Tước luôn vui vẻ, nhiệt tình, luôn hòa đồng, chia sẻ và hỗ trợ đồng nghiệp.Tước đã từng trải nghiệm nhiều vai trò trong công việc nên tạo được sự thân thiện với học trò, bắt trend giới trẻ nhưng đôi lúc cần thể hiện sự nghiêm khắc hơn với học sinh”.

Em Trần Lê Khánh An, học sinh lớp 10A2, Trường TH-THCS-THPT Hoàng Gia (Q.7, TP.HCM) bày tỏ: Thầy Bá Tước là một thầy giáo vô cùng gần gũi với học sinh. Thầy rất hiểu tâm lý của tụi em, em có thể thoải mái khi tâm sự mọi chuyện xung quanh trong cuộc sống với thầy. Ngoài ra, thầy nói chuyện vô cùng hài hước và làm tụi em cảm thấy rất gần gũi, thầy cũng bắt trend trên mạng xã hội vô cùng nhanh, luôn tạo nguồn năng lượng tích cực cho lớp học".

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap